Data Storytelling – Khi nào “Game over”?

Lượn vòng quanh thế giới thì câu hỏi được đặt ra nhiều nhất bây giờ là khi nào thì “game over?”. Hay nói cách khác khi nào lãi suất sẽ bắt đầu tăng trở lại trên mọi nèo đường. Muốn trả lời được câu hỏi này thì kim chỉ nam là nhìn ……….

1️⃣ Theo số liệu của J.P.Morgan AM thì lạm phát dự phóng 2021 của Mỹ sẽ sớm đạt mốc 2.5% (Chart 1) sau khi về mốc ~ 0% vào giữa 2020 (một số đơn vị khác còn dự phóng lên 3%). Sự phục hồi lạm phát của US đồng pha cùng với EU, UK và JP. Theo mình con số này là phù hợp với diễn biến hiện tại ở thị trường hàng hóa, vận tải và sự thấp điểm của cùng kỳ. Kỳ vọng lạm phát 10 năm tới “10-Year Breakeven Inflation Rate” cũng đã tăng mạnh về mốc 2.1%, mốc tương đương 2018-2019. Có thể nói: Chi phí vốn tại Việt Nam đang lập đáy, nửa đầu 2021, anh em ta vẫn vui nhưng nên vui bớt lại và cầm sẵn dép là vừa.

2️⃣ Ngoài việc lãi suất thực âm, lạm phát về trước Covid, chứng khoán vượt đỉnh mọi thời đại và dịch đang dần ổn định hơn trong mấy ngày nay ở cả Mỹ và Châu Âu thì thêm 1 lý do nữa để FED sẽ phải lăn tăn trong việc tiếp tục duy trì nới lỏng đó chính là giá bất động sản. Chỉ số giá nhà Case shiller index ghi nhận tăng 8.1% YoY cuối năm 2020, con số này gần chạm các mốc nguy hiểm được thiết lập vào năm 2006 và năm 2013 (Chart 2). Fed sẽ phải quan sát con số này nếu không muốn bóng ma 2000/2008 tái hiện.

3️⃣ Một chart cũng rất thú vị được đóng góp bởi Topdown Charts. Đó là biểu đồ mối tương quan giữa DM PMI và US Bond Yeilds 10Y là rất sát nút và DM PMI thì đã phục hồi mạnh về mốc trước Covid (hình 3). Điều này mách bảo lợi suất của Mỹ sẽ sớm tăng trở lại và chúng ta nên quen dần với điều này. Cũng cần chú ý PMI là MoM, vậy cho nên trung bình 55 sau Covid ở các nước DM là không cao.

4️⃣ Năm 2020 dữ trữ ngoại hối Việt Nam tăng đâu đó khoảng 20%. Anh Trump kết nạp ngay bác Tổng vào diện “thao túng tiền tệ”. Nhưng anh không chịu để ý rằng các EM Central Bank khác còn múc ác liệt hơn Việt Nam nhiều (hình 4). Trong đó phải kể đến Ấn Độ với gần 30%, Philippines ngót nghét 23%, anh Thái cũng làm nhẹ 15%. Đúng là một khi anh giàu thì “vuông tròn cũng thành méo” nhưng anh đã quên ở Việt Nam có một trường phái là “lươn lẹo học” …. Nu, pogodi!.

5️⃣ Với kênh đầu tư rủi ro cao thì năm 2020 nếu chỉ ấn tượng với Bitcoin là chưa đủ. Mặt trận IPO ETF-Portfolio và SPAC (một chủ đề chúng ta đã từng đề cập tại https://www.facebook.com/tranngocbautop/posts/4865359246837758) còn nóng hơn nhiều. Con số về IPO có trong hình 5, con số về SPAC US ở bên dưới:

2013: $1 billion
2014: $2 billion
2015: $4 billion
2016: $3 billion
2017: $11 billion
2018: $9 billion
2019: $13 billion
2020 YTD: $72 billion
…. Tất cả mọi thứ đều “going to the moon”

Năm 2020 là một năm rất đáng nhớ với mỗi nhà đầu tư, đầu năm là tràn trề lo lắng và thất vọng, cuối năm lại ngập tràn hưng phấn và tự tin.

Con người ta cũng thật thú vị, trong cuộc sống thì niềm đau nhớ rất giai, nhưng niềm vui thì quên nhanh. Còn trên Chứng trường thì ngược lại. Mới ngày nào còn đau như cắt tiết, giờ thì mấy ai còn nhớ được gia vị đó ……!

Trần Ngọc Báu

Viết cho vui!

Related Posts

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x