Lại đến mùa bơm tiền

Những tuần vừa qua là quãng thời đáng nhớ nhất trong năm 2019 của thị trường tài chính khi chúng ra đón nhận nhiều quy định quan trọng đối với hệ thống ngân hàng và song song với đó là những động thái mạnh tay từ phía NHNN.

Trong đó phải kể đến:

(1) Hạ trần lãi suất huy động kỳ hạn < 6 tháng xuống còn 5% thay vì 5.5% như trước đây, đồng thời NHNN cũng hạ trần lãi suất một số khoản vay ưu tiên. –> Ảnh hưởng trung bình đến thanh khoản hệ thống.

(2) Yêu cầu bắt buộc từ ngày 1/11/2019, Kho bạc phải chuyển tiền gửi (Thanh toán hay tất cả?) tại các NHTM về NHNN. –> Ảnh hướng tiêu cực nhưng chưa xác định được mức độ (mình đang xem lại quy định này tập trung vào tiền gửi thanh toán thôi hay là toàn bộ tiền gửi).

(3) Ban hành thông tư 22 về quy định các giới hạn tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Trong đó có quy định về lộ trình áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, quy định về tỷ lệ cho vay/ huy động (LDR). –> Ảnh hưởng trung bình.

(4) Liên tiếp 2 lần hạ lãi suất OMO từ 4.75% xuống 4.5% và rồi sau đó hạ tiếp xuống 4%. Song song với đó, NHNN tái sử dụng kênh OMO và không phát hành tín phiếu trong nghiệp vụ thị trường mở hàng ngày. Bơm tiền mạnh vào hệ thống để hỗ trợ thanh khoản các ngân hàng, theo ước tính của mình khoảng 110-120 ngàn tỷ đã được bơm vào hệ thống (Xem thêm biểu đồ 1 và 2) –> Ảnh hưởng mạnh.

(5) Các ngân hàng tiếp tục với cuôc chạy đua áp dụng hệ thống Basel II trong quản trị ngân hàng, thứ sẽ nghiễm nhiên làm giảm hệ số an toàn và tăng nợ xấu. –> Ảnh hướng trung bình.

Những hiện tượng diễn ra sau đó cũng là những điều thú vị:

a) Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt lên quanh 4% (qua đêm), sau khi duy trì ở mặt bằng siêu thấp 1.5% (qua đêm) gần 2 tháng. (Xem thêm biểu đồ 3 và 4) –> Cái này thể hiện cho thanh khoản đang cạn dần trên hệ thống, phần nhiều đến từ tính mùa vụ cuối tháng/năm, phần ít còn lại là đến từ những quy định mới.

b) Các ngân hàng tăng hạ lãi suất kỹ hạn > 6 tháng trái chiều sau những quyết định phía trên. Khối SOBs và vốn < 5k tỷ thì giảm mạnh lãi suất huy động. Khối quy mô vốn > 5k tỷ thì tăng mạnh lãi suất huy động. (Xem thêm biểu đồ 5 và 6) –> Sự thiếu hụt thanh khoản diễn ra mang tính bố cục, không phải toàn bộ hệ thống.

c) Phiên ngày 25/11, chỉ có 1 thành viên tham gia, số tiền NHNN cho vay qua OMO là 4k tỷ với lãi suất 4.5%. Sang ngày 26/11, số thành viên tham gia đã là 8 thành viên và số tiền lúc này là 23.3k tỷ. Sang ngày 27/11, số thành viên tham gia giảm về 2 thành viên và chỉ có gần 4k tỷ được bơm ra qua kênh OMO. –> Diễn biến qua OMO cùng với việc lượng tín phiếu trôi nổi đã gần như cạn thì mình nghĩ hệ thống đã bớt căng thẳng hơn và lãi suất liên ngân hàng sẽ duy trì quanh mức ổn định 3-4% đến hết tuần này sau đó thì hạ dần vào tuần sau, tất nhiên là trước tết nguyên đán thì vẫn căng.

d) Thị trường chứng khoán giảm điểm liên tục –> Cái này nhiều người đổ lỗi cho những chính sách tiền tệ vừa qua, đặc biệt là cái số (1), (2) và (3). Nhưng quan điểm của mình là những tác động từ các chính sách vừa qua đến thịt trường chứng khoán là tương đối nhỏ và dài hơi, những giảm điểm mạnh của thị trường chứng khoán phần nhiều chỉ là sự trùng hợp. Sự rút tiền dứt khoát của khối ngoại và các tổ chức mới là điều cần lưu ý.

Theo quan điểm của cá nhân tác giả: Viêc ngân hàng nhà nước hạ OMO rate và bơm 120k tỷ vào hệ thống trong những tuần vừa qua chỉ để giải khát thiếu hụt nguồn vốn ngắn hạn trong hệ thống ngân hàng do tính mùa vụ và chính sách phát sinh 1 lần –> Chứng khoán được hưởng lợi rất ít.

Trần Ngọc Báu

Viết cho vui!

Related Posts

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x