Mối quan hệ “bất thường” giữa AMV và SRA

Một hình ảnh hơn triệu lời nói, nó ghi lại toàn bộ thao tác của AMV (Việt Mỹ) và SRA (Sara Việt Nam).

Bạn nào lười xem hình thì mình tạm Shortnote thế này, case này đơn giản lười viết nhiều:


– Q2/2017: AMV và SRA cùng trình kế hoạch tăng vốn bằng cách phát hành riêng lẻ cho 5 cá nhân từ 20 tỷ lên 270 tỷ, dự kiến sau phát hành các cá nhân này sở hữu 93% mỗi công ty. Tuy nhiên chỉ có AMV là thành công.

Sau đó AMV dùng thủ thuật “Niêm yết cửa sau” đẩy CTCP bệnh viện Việt Mỹ (trước đó cảu Kanpeki) lên sàn mà không cần thông qua quy định niêm yết. Lúc này tài sản của Việt Mỹ không còn gì ngoài 2 khoản phải thu tại Lou và Sara Phú Thọ.

– Q2-Q4/2017: AMV và SRA cùng ghi nhận tăng mạnh doanh thu và lợi nhuân, tuy nhiên tiền không thấy đâu, chỉ thấy tồn kho và phải thu xuất hiện. Soi kỹ hơn thì thấy 2 doanh nghiệp này sử dụng Cross Trade (giống cách TTF làm) để tạo doanh thu và hàng tồn kho khống.

Cách làm: AMV mua bán qua lại tạo doanh thu với 3 công ty con của SRA. Tương tự, SRA mua bán qua lại tạo doanh thu với 3 công ty con của AMV. Cả 6 công ty này đều được thành lập cùng 1 lúc.

– Hiện tại: SRA nhắc lại kế hoạch phát hành cổ phiếu ngày xưa với mục đích mua lại 2 công ty mới thành lập là: Sara Phú Thọ và CTCP đầu tư bệnh viện Sara.

Tựu chung lại thì quanh quẩn mấy cái tên:
(1) CTCP Kanpeki – của bà Hạnh
(2) CTCP Sara Phú Thọ
(3) CTCP Đầu Tư
(4) 3 công ty con của AMV
(5) 3 công ty con của SRA

Bán cổ phiếu giá xx ngàn đồng – với giá vốn 0 đồng —> Chu trình kết thúc!

P/s: Nhiều bạn đang vui mừng vì AMV, SRA tăng và kiếm được sữa cho con, tuy nhiên cần phải hiểu, cách đẩy giá kiểu này nếu “đổ bô” thì sàn liên tục và mất luôn thanh khoản. Nguyên tắc: Tiền không trong tài khoản các bạn thì nó không phải của các bạn.

Bài viết mang tính quan điểm cá nhân, Thân!

Trần Ngọc Báu

Viết cho vui!

Related Posts

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x