Bình luận chút về đợt giảm lãi suất

Đêm qua SBV đã tung tin giảm lãi suất điều hành. Những bài báo liên quan đến chủ đề này được khá nhiều sự quan tâm, chứng tỏ chính sách tiền tệ trong nước vẫn đang được giới đầu tư follow khá kỹ, điều mà mình không nghĩ tới. Lâu rồi không update lên sẵn thông tin này note một chút về tình trạng hiện tại của Việt Nam.

Trước tiên là lần hạ lãi suất này khác với những lần trước đó, SBV không nhắc tới lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn mà chỉ hạ lãi suất tiền gửi bắt buộc và tiền gửi vượt mức của NHTM tại SBV. Ở Mỹ thì lãi suất vượt mức (Interst Rate on Excess Reserves) được coi là lãi suất rất quan trọng, nó từng được Fed rất trọng dụng để điều phối Effective Fed Fund Rate. Tuy nhiên ở Việt Nam lãi suất này không phải một chỉ báo quan trọng, hệ thống ngân hàng có dư tiền cũng không ưu tiên để tại SBV, họ còn nhiều kênh khác hấp dẫn hơn ở hiện tại.

Như vậy lần hạ lãi suất này sẽ không có tác động gì đến thị trường. Mà thậm chí nếu bây giờ SBV có giảm tất cả các lãi suất điều hành thì cũng gần như vô nghĩa về mặt tác động kinh tế, chưa kể đến margin cho việc thực hiện điều này là không còn nhiều. Lý do là bởi chúng ta đang mắc “bẫy thanh khoản” (mình đã từng đề cập tại đây: https://yeukinhte.com/bay-thanh-khoan-liquidity-trap/) trong trạng thái lãi suất thực đã rất thấp.

Đây là vấn nạn của cả thế giới chứ không chỉ riêng Việt Nam. Và ai cũng biết đã mắc bẫy thanh khoản thì chính sách tiền tệ sẽ “gần như vô dụng”, nó phải chấp nhận đứng phía sau bổ trợ cho công cụ còn lại là chính sách tài khóa. Nhiều người gọi là giai đoạn song kiếm hợp bích, nhưng thực tế là vương – hậu mà thôi. Giai đoạn này, chúng ta nên ít quan tâm đến chính sách tiền tệ, tập trung chủ lực vào tài khóa. Và đã tập trung vào tài khóa thì chỉ báo quan trọng ở Việt Nam là giải ngân đầu tư công các cấp.

Quay trở lại với biểu đồ 1 và 2. Với tính hình như hiện tại, kênh OMO sẽ không ai động đến, kênh tín phiếu cũng sẽ chưa thể dùng vào lúc này, các NHTM dồi dào thanh khoản nhưng vẫn dễ tổn thương —> Thị trường mở sẽ tiếp tục là những chuỗi ngày “không một bóng người”. Các lý thuyết về điều hành tiền tệ tại Việt Nam lúc này “vô nghĩa” khi thực tế đã đi quá xa. Chúng ta đang sống trong thời điểm đặc biệt, bởi hiện tượng này là cực hiếm ở Việt Nam.

Tựu chung lại khi nhìn tổng thể nền kinh tế, khu vực sản xuất vẫn còn rất yếu khi IIP và PMI đều suy giảm, khu vực nông nghiệp thì không âm nhưng cũng chẳng cứu cánh gì được, dịch vụ thì tan hoang rồi, GDP quý 2 thì như kiểu đã bị “hack để dương” nên khi ráp các con số lại thấy cứ thế nào ấy, không hợp lý. Nhìn chung là mọi thứ đều chưa có gì thay đổi, chúng ta vẫn đang ở trong đường hầm, khi nào đi ra khỏi đường hầm thì đều có chỉ báo cả, quan sát và chờ đợi!

P/s: Bài viết này là quan điểm về kinh tế vĩ mô chứ không phải thị trường chứng khoán! Xin đừng nhầm lẫn!

Trần Ngọc Báu

Viết cho vui!

Related Posts

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x