(2) USD là đồng tiền lớn nhất trong thanh toán và dự trữ quốc tế. Chính điều này đã làm Mỹ có đặc quyền về việc xuất khẩu lạm phát ra toàn thế giới nhưng không ai dám hó hé câu gì. Ngân hàng trung ương Mỹ FED cũng nghiễm nhiên là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương. Khi kinh tế Mỹ cần tiền, Fed bơm tiền ào ạt, lượng USD thừa mứa ấy chính nước Mỹ cũng không thể chứa nổi và nó được mang đi khắp toàn cầu. Để bảo vệ tỷ giá của mình khỏi biến động thì các nước khác hoặc phải chấp nhận in tiền nội tệ tương ứng, hoặc phải mua USD dư thừa để tăng dự trữ ngoại hối. Nhưng in tiền nội tệ mà chính mình không cần đến đồng nghĩa với việc chấp nhận mất kiểm soát lạm phát và giá các tài sản rủi ro. Mua vào USD mà lại thặng dư cán cân vãng lai nữa thì Mỹ quy chụp là thao túng tiền tệ và áp lệnh trừng phạt. Rồi một ngày đẹp trời, Fed như cô gái mới lớn, quay ngoặt 180 độ sang thắt chặt, dòng tiền đầu tư toàn cầu rung chuyển. Dù muốn hay không thì các ngân hàng trung ương khác cũng phải cắn răng thắt chặt, cay mà không làm gì được.
(3) Nga và U Cà đánh nhau. Mỹ không cần điều quân đến nhưng vẫn có thể làm cho Nga suy sụp bằng quả “bom hạt nhân tài chính”. Xù nợ và rủ đồng minh xù nợ tập thể số tiền dự trữ ngoại hối mà Nga đang nắm giữ. Điều này làm Nga không thể sử dụng số dự trữ này để cung cấp ngoại tệ ra nền kinh tế, các tổ chức của Nga phải chấp nhận mất khả năng thanh toán trong khi tiền thì đầy trong két. Một nghịch lý, một sự bất công với người Nga. Cái trò này chỉ có Mỹ mới có thể làm được, đó là quyền lực mà đồng USD đã mang về cho Mỹ. Một ngày đẹp trời Mỹ nói dự trữ ngoại hối của Việt Nam bằng USD đều là rác hết thì tờ oang toang. Biết đâu đấy khi Mỹ quá lạm dụng quyền lực của mình, một trật tự thế giới mới đang dần hình thành.
(4) Thị trường trái phiếu trong nước đang phát triển theo mô hình Ponzi. Cách xử lý những mô hình này phải là tạo vùng đệm thanh khoản và bò tùng xẻo cho đến khi sạch, không được bẻ gãy thô bạo bất cứ một mắt xích nào. Đằng này lại làm ngược lại. Ngoài ra, phải chấp nhận vấn đề lớn nhất đối với thị trường trái phiếu lúc này là cơ chế và sự lỏng lẻo trong quản lý. Lỗi hệ thống là từ đây mà ra, không phải lỗi của doanh nghiệp hay người dân, vậy tại sao thiệt hại họ lại phải gánh chịu. Cứ tập trung vào xử lý cơ chế là ắt thị trường sẽ tự khắc phát triển lành mạnh. Thị trường trái phiếu lớn mạnh là xu thế tất yếu, người chơi chỉ cần có Rule ngon là họ sẽ tự khắc chơi đẹp.
(5) ……