Đôi điều về phương pháp 4M của Phil Town

Đầu tư giá trị và tăng trưởng là trường phái đầu tư “chính thống” đã được đưa về Việt Nam từ khá lâu, có lẽ là lâu đời nhất. Những cái tên như Warren Buffett, Philip A. Fisher hay Charlie Munger‎ đã trở thành những cái tên không ai không biết. Họ trở thành biểu tượng của đầu tư thành công.

Tuy nhiên,

Triết lý đầu tư của Buffett và Munger lại vô cùng phức tạp và đòi hỏi nhà đầu tư phải hội tụ rất nhiều tố chất cũng như sự thông minh về tài chính. Dường như những tinh túy đầu tư của họ không thể đúc kết được trong câu chữ nên những tư duy này hầu hết chỉ được cóp nhặt lại qua những lời phát biểu hay câu chuyện họ kể. Có lẽ đến giờ này chưa ai có thể định hình được bộ tiêu chí đầu tư của 2 cái đầu vĩ đại này và cũng chính vì lý do đó lên việc làm theo họ trở lên vô cùng khó khăn.

Mọi thứ trở lên dễ thở hơn khi,

“Cổ phiếu thường, Lợi nhuận phi thường”, quyển sách kinh điển được viết bởi chính Fisher với bộ 15 tiêu chí đầu tư trở thành kim chỉ nam về đầu tư tăng trưởng được đưa về Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một hệ thống Step By Step được phổ biến, nó đơn giản hơn rất nhiều khi việc mà nhà đầu tư cần làm là thực hiện đủ 15 bước trong hệ thống. Nghe thì đơn giản vậy thôi, nhưng 15 tiêu chí lại trở lên quá phức tạp với nhà đầu tư bán chuyên, có lẽ cũng vì vậy nên tôi chưa thấy ai là Fisher Việt Nam trong những năm qua.

Đến bây giờ không thể chối cãi rằng tư duy đầu tư của Fisher là nền móng cho tư duy tăng trưởng sau này, tuy nhiên sự phức tạp của 15 tiêu chí là điểm yếu chí tử làm hệ thống đầu tư này trở lên khó nhớ và khó áp dụng.

Thay vì 15 thì tôi chỉ cần nhớ 4,

Có lẽ đó là logic đã xuất hiện trong đầu một hướng dẫn viên du lịch mang tên Phil Town. Một nhà đầu tư nghiệp dư hết mức có thể nhưng bây giờ đã trở thành nhà quản lý quỹ trị giá tới 2.5 tỉ USD và là tác giả của 2 cuốn sách cũng làm mưa làm gió là Payback Time – Ngày Đòi Nợ và Quy tắc số 1.

Phil Town với tâm thế của một Amateur đã giúp nhà đầu tư nghiệp dư rút ngắn các bước từ 15 xuống 4 và đặt tên cho nó là 4M. Tại sao ông làm được điều đó, theo tôi có lẽ là vì phương pháp 4M của ông ra đời sau và được đúc rút từ những tư tưởng đầu tư thành công vang dội trước đó. Ngoài ra cái hay nhất của 4M là nó yêu cầu nhà đầu tư phải đầu tư trong “’vòng tròn năng lực” của mình, chính điều này giúp bỏ bớt hàng loạt tiêu chí không cần thiết.

Với sự đơn giản, dễ nhớ và dễ áp dụng, tôi tin 4M sẽ là phương pháp đầu tư mà những nhà đầu tư nghiệp dư hoặc bán chuyên áp dụng phổ biến trong tương lai. Với 4M, chúng ta không phải mất quá nhiều thời gian để nguyên cứu, cũng không cần phải quá thông minh về tài chính và càng không cần lượng vốn lớn ban đầu.

Nói thì đơn giản nhưng để hiểu đúng về nó và áp dụng trong đầu tư tại Việt Nam là điều không dễ.

Chính vì thế thứ 7 này, ngày 17/8 mình mời anh/ chị em gặp mặt offline để chúng ta cùng trao đổi về chủ đề “Đầu tư theo 4M tại Việt Nam”. Đây là buổi Talkshow mọi người cùng ngồi lại, chia sẻ và hỏi đáp với nhau, không câu lệ. Để buổi này tăng thêm giá trị thì mình mời thêm anh Thai Pham, sáng lập viên happy.live, đơn vị đã giúp đưa hình ảnh, sách về 4M và Phil Town phổ biến hơn ở Việt Nam. Đồng thời anh Thái cũng là người đã gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với Phil Town bằng da bằng thịt, không phải bằng hình ảnh như anh chị em chúng ta, có thịt nó vẫn hơn.

Chủ đề chúng ta sẽ cùng nhau đi:

– Hiểu đúng về 4 chữ M
– Những điều chỉnh để đưa 4M áp dụng tại Việt Nam thành công
– Những tiêu chí sống còn nếu một cá nhân muốn đầu tư theo 4M
– Cùng nhau lọc và tìm kiếm doanh nghiệp theo các bước của 4M tại Việt Nam
– Hỏi đáp trên trời dưới đất về đầu tư 4M/ đầu tư tăng trưởng/ đầu tư giá trị
Xin cảm ơn và hẹn gặp lại anh/chị/các bạn vào 8h30, thứ 7 tuần này, ngày 17/8!

Trần Ngọc Báu

Viết cho vui!

Related Posts

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x