Short note: Giải quyết vấn đề theo phương thức Toyota

Đợt này Wi lớn nhanh hơn, cũng có nhiều vấn đề đau đầu xuất hiện theo. Bí quá nên lục trong tủ những quyển sách có thể giúp gợi mở ra vấn đề. Lòng vòng thấy quyển sách mà anh Vũ tặng mấy năm trước. Nhìn chung là thấy giải quyết được cả mớ vấn đề. Với mình đây là quyển sách khó đọc nhưng có giá trị, vậy cho nên dành chút time để note lại, sau này ắt sẽ có lúc dùng đến.

Có 3 vấn đề trong 1 tổ chức cần phân loại rõ.

  • Vấn đề phát sinh: Ngắn hạn + Phát sinh hàng ngày – Cấp nhân viên.
  • Vấn đề tự thiết kế (mình thích gọi là vấn đề mục tiêu): Trung hạn – Cấp quản lý.
  • Vấn đề chiến lược: Dài hạn – Cấp điều hành (CEO).

6 bước để giải quyết vấn đề.

  • Làm sáng tỏ.
    Sử dụng kỹ thuật 5 cách phát hiện vấn đề và kỹ thuật 4W (What-Where-When-Who) để phân nhóm vấn đề, sau đó sử dụng 3 tiêu chuẩn đánh giá vấn đề dựa trên cơ sở tam hiện “hiện trường – hiện vật – hiện thực” để làm sáng tỏ tầm quan trọng – quy mô – mức độ ảnh hưởng của vấn đề.
    Mọi vấn đề đều cần phải đưa về “CON SỐ”. Số liệu sẽ giúp người tiếp nhận vấn đề nhận thức được và qua đó nâng cao ý thức giải quyết vấn đề.
  • Suy nghĩ đến cùng nguyên nhân cốt lõi.
    Sử dụng biểu đồ xương cá để chia nhỏ vấn đề và áp dụng kỹ thuật 5 câu hỏi “tại saoliên tục để tìm ra bằng được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề.
  • Lập đối sách.
    Không đổ lỗi cho con người, hãy tập trung vào hệ thống. Cần có thái độ muốn cùng partner giải quyết vấn đề.
  • Xử lý vấn đề.
  • Tổng kết.
    Một kết quả được coi là “kết quả chính thức” nếu thỏa tiêu chí: Bất kỳ ai tại bất kỳ lúc nào khi thực hiện đều cho ra cùng một kết quả, hay nói cách khác quá trình tác nghiệp đã được quy chuẩn hóa.
  • Quy chuẩn hóa.
    Quy chuẩn hóa quy trình” + “Ổn định hệ thống xử lý” + “Nhân bản hóa quy trình”.

5 cách phát hiện vấn đề.

  • Suy nghĩ trên lập trường của khách hàng
  • Những người, những nơi bận rộn
  • Những nơi bẩn / lộn xộn
  • Kết quả thu đươc so với mục tiêu
  • Quan sát khách quan công việc của bản thân

3 tiêu chuẩn đánh giá vấn đề (dựa trên dữ liệu).

  • Mức độ quan trọng
  • Mức độ khẩn cấp
  • Khuynh hướng khuếch đại

3 cách kiểm tra nguyên nhân có phải nguyên nhân cốt lõi hay không.

  • Nếu nguyên nhân đó được xử lý thì vấn đề có thực sự được giải quyết không? Kết quả thu được có duy trì liên tục?
  • Nếu hỏi thêm 1 câu hỏi tại sao nữa thì vấn đề có trở nên lan man hay không?
  • Khi đảo ngược quan hệ nhân-quả bằng cụm từ “Vì thế cho nên” thì logic có còn phù hợp không?

Trần Ngọc Báu

Viết cho vui!

Related Posts

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x