Cơ hội tăng giá cho Vàng

Đối với thị trường tài chính, vàng luôn được coi là kênh trú ẩn an toàn nhất thế giới bởi tính khan hiếm và không thể “in” tùy ý theo mong muốn của các chính phủ.

Lịch sử cũng đã chứng minh, đằng sau mỗi lần in tiền “khủng khiếp” của các quốc gia hay một sự thay đổi lớn trong hệ thống tiền tệ quốc tế đều kéo theo sau là chu kỳ tăng giá dài hạn của vàng.

Dưới đây là những lập luận để chúng ta có thể đưa ra nhận định: thời điểm hiện tại đang quá “đẹp” để nắm giữ vàng. Xin nhấn mạnh là “nắm giữ” chứ không phải “lướt sóng”.

𝗧𝗵𝗮𝗻𝗵 𝗸𝗵𝗼𝗮̉𝗻 𝗵𝗲̣̂ 𝘁𝗵𝗼̂́𝗻𝗴 đ𝗮̃ 𝗱𝗶̣𝘂 𝗯𝗼̛́𝘁, 𝗹𝘂̛̣𝗰 đ𝗮̂̉𝘆 đ𝗮̂̀𝘂 𝘁𝗶𝗲̂𝗻 𝗰𝗵𝗼 𝘃𝗮̀𝗻𝗴.

Thị trường tài chính thế giới trong tháng 3 vừa rồi chứng kiến sự suy giảm mạnh của hầu hết các loại tài sản, ngoại trừ tiền mặt và trái phiếu Hoa Kỳ. Thậm chí điều gây không ít bất ngờ là vàng cũng giảm mạnh không kém gì các tài sản rủi ro khác. Tại sao lại như vậy?

Vấn đề nằm ở thanh khoản và vay nợ (margin). Khi thị trường tài sản toàn cầu giảm mạnh, các tổ chức bất ngờ phải gánh chịu thua lỗ nặng. Những khoản vay margin của họ bắt đầu bị gọi giải chấp (call margin), mọi tài sản lúc này đều phải cố gắng quy về tiền để xử lý những vấn đề về vay nợ. Do đó, sự bán tháo diễn ra đối với vàng phần nhiều phục vụ mục đích tăng tiền mặt cho các cuộc gọi giải chấp trên các thị trường khác.

Đây là giai đoạn mà chúng ta thường biết đến với câu nói “Cash is King” nổi tiếng, tuy nhiên giai đoạn này sẽ không kéo dài và nhu cầu trú ẩn sẽ sớm trở lại chi phối khi vấn đề thanh khoản được xử lý xong. Những số liệu từ thị trường tiền tệ liên ngân hàng quốc tế đã cho chúng ta thấy trong một tuần nay nhu cầu thanh khoản đã dịu bớt và đây là lúc vàng sẽ quay trở lại đầy thuyết phục.

Chỉ số đo lường trạng thái nhu cầu thanh khoản Libor-OIS Spread đã giảm trở lại sau khi tăng vọt lên mốc 150bps

𝙆𝙚̂́ đ𝙚̂́𝙣 𝙡𝙖̀ 𝙫𝙞𝙚̂̃𝙣 𝙘𝙖̉𝙣𝙝 𝙫𝙚̂̀ 𝙢𝙤̣̂𝙩 𝙜𝙞𝙖𝙞 đ𝙤𝙖̣𝙣 𝙣𝙤̛́𝙞 𝙣𝙤̉𝙣𝙜 “𝙫𝙤̂ 𝙩𝙞𝙚̂̀𝙣 𝙠𝙝𝙤𝙖́𝙣𝙜 𝙝𝙖̣̂𝙪”

Hàng chục nghìn tỷ USD đã được bơm vào thị trường tài chính thế giới trong chưa đầy hai tháng qua để cứu vớt nền kinh tế trước bối cảnh Covid-19 lan rộng. Mọi chuyện chưa dừng ở đây và rất có thể hàng chục nghìn tỷ nữa sẽ tiếp tục được bơm vào hệ thống trong thời gian tới để kích thích nền kinh tế hậu Covid.

Chúng ta nhìn thấy điều gì ở đây? Một viễn cảnh dư thừa tiền khủng khiếp trong tương lai, điều đó sẽ giữ lãi suất ở mức thấp trong một thời gian đáng kể, chưa nói đến sự khan hiếm của vàng so với tiền sẽ ngày càng mở rộng. Một điều rất quan trọng cần đáng lưu ý nữa đó là lãi suất thực (lãi suất sau khi trừ lạm phát kỳ vọng) vẫn đang âm và không khó để nhìn thấy lãi suất này sẽ ngày càng âm nặng hơn. Đây là những chất kích thích rất mạnh cho đà tăng trung hạn của vàng.

Quy mô bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trung ương lớn đang bước vào chu kỳ tăng mới

𝗖𝘂𝗼̂́𝗶 𝗰𝘂̀𝗻𝗴 𝗹𝗮̀ 𝗰𝗮̂𝘂 𝗰𝗵𝘂𝘆𝗲̣̂𝗻 𝗹𝗮̃𝗶 𝘀𝘂𝗮̂́𝘁 𝗱𝗮̀𝗶 𝗵𝗮̣𝗻 𝘃𝗮̀ 𝗸𝗵𝗼̂́𝗶 𝗻𝗼̛̣ 𝗸𝗵𝗼̂̉𝗻𝗴 𝗹𝗼̂̀ 𝘁𝗿𝗲̂𝗻 𝘁𝗼𝗮̀𝗻 𝗰𝗮̂̀𝘂!

Nếu ai cảm thấy từ lúc mình sinh ra đến bây giờ là chưa đủ dài, thì biểu đồ bên dưới là lãi suất 5000 năm qua, tức từ năm 3000 trước công nguyên đến bây giờ. Và tin không vui là lãi suất dài hạn đã về gần 0%, phá kỷ lục “mức sàn” lãi suất được thiết lập trước đó trong cuộc đại suy thoái năm 1930. Thấp hơn cả thời kỳ kim tự tháp được xây hay đức chúa Giê-su ra đời (xem biểu đồ 3). Con số này báo hiệu điều gì?

Nó cho chúng ta thấy nền kinh tế thế giới đang ngày càng yếu đi và một tương lai “bất lực” của các ngân hàng trung ương trong việc kích thích kinh tế. Quá nhiều quan điểm cho rằng chúng ta đang đứng trước một đợt suy thoái khổng lồ, nó có thể còn dữ dội hơn cả những gì kinh tế thế giới đã trải qua vào năm 1930.

Vậy điều gì sẽ kích thích đợt suy thoái đó? Covid không phải là nguyên nhân, có chăng con Virus này chỉ là chất xúc tác, thứ chúng ta thực sự phải e sợ đó là những con số vay nợ “khủng khiếp” trên toàn cầu.

Theo số liệu từ IMF, tổng số nợ toàn cầu đã đạt mốc gần 270 ngàn tỷ USD, tương đương 350% GDP toàn cầu năm 2019. Mỗi người trên thế giới đang nợ số tiền gấp 3.5 lần thu nhập hàng năm của mình. Với bối cảnh hiện tại không khó để thấy rằng con số này sẽ nhanh chóng thiết lập mốc kỷ lục mới trong năm 2020.

Vay nợ quá lớn so với thu nhập trong khi ngân hàng trung ương đang ngày càng trở lên “vô dụng” trong việc kích thích kinh tế sẽ là quả bom nổ chậm với một nền kinh tế mong manh như hiện tại. Những lo ngại này sẽ là động lực cho một đà tăng dài hạn của giá vàng.
Như vậy, cả ngắn trung và dài hạn đều đang hỗ trợ tích cực giá vàng. Một xu hướng tăng giá gần như tất yếu mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Vậy tại sao những nhà đầu tư như chúng ta không coi đây là một cơ hội tuyệt vời đề nắm giữ vàng dài hạn?!

Các quốc gia đang gia tăng dự trữ vàng

P/s: Bài này mình viết vào cuối tuần trước để đăng Báo Đầu tư Chứng khoán (DTCK) số ra hôm này. Một vài số liệu đã có độ trễ nhất định, anh em nên cập nhật.

Trần Ngọc Báu

Viết cho vui!

Related Posts

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x